• SLOGAN
  • Image 1
  • Image 2

hotline-bvtanchau

Giờ Khám Bệnh

- SÁNG:    7h00 - 11h00
- CHIỀU: 13h00 - 17h00


Khám bệnh từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết)

Đăng Ký

KHÁM CHỮA BỆNH

TRỰC TUYẾN

 

Vui lòng đăng ký trước khi khám ít nhất 1 ngày để được phục vụ tốt nhất

(Quét mã QR)

android - bvtc

(Thiết bị Android)

 

ios - bvtanchau

(Thiết bị iOS)

 

Lượt Truy cập

1667141
Hôm nay
Tất cả
570
1667141

IP: 18.191.147.97
2024-12-19 03:55

Uốn ván là bệnh do một loại vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong đất tạo ra chất độc gây tổn thương thần kinh. Vậy triệu chứng và cách chăm sóc như thế nào?

Cùng tìm hiểu triệu chứng và các chăm sóc bệnh nhân uốn ván ở bài viết dưới đây để có thể áp dụng khi cần.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh uốn ván mà bạn cần chú ý

  • Thời kỳ ủ bệnh:

Được tính từ khi có vết thương đến khi cứng hàm trung bình từ 7 – 10 ngày. Thời gian ủ bệnh càng ngắn bệnh uốn ván càng nặng.

  • Thời kỳ khởi phát: Tính từ khi cứng hàm đến khi xuất hiện cơn co giật đầu tiên.

– Triệu chứng đầu tiên của người bị bệnh uốn ván là cứng hàm, khó há, khó nhai, mỏi 2 quai hàm, nuốt vướng, sau hàm răng khít chặt không há được, kèm theo co cứng các cơ ở mặt làm vẻ mặt đau khổ: trán nhăn, lông mày xếch, khoé miệng bị kéo trễ ra ngoài 2 bên.

– Tiếp đó co cứng các cơ cổ, gáy rồi đến các cơ ngực, lưng, bụng sau cùng là ở tay chân, tạo nên tình trạng co cứng cơ toàn thân.

  • Thời kỳ toàn phát:

– Sự co cứng cơ: Cứng hàm, co cứng các cơ ở mặt tạo bộ mặt nhăn nhở. Cơn co cứng có thể tự nhiên cho kích thích dù rất nhỏ. Cơn co cứng điển hình gồm cứng lưng, duỗi vai, bụng như lực sĩ, co các cơ ở chi trên, duỗi các cơ ở chi dưới. Cơn co cứng tự nhiên hay do kích thích co thắt kéo dài từ vài giây đến vài phút. Ban đầu nhẹ sau tăng cường độ và thời gian. Co thắt hầu họng làm bệnh nhân ngạt thở.

– Co giật cứng toàn thân:

+ Xảy ra sau sự kích thích (đụng chạm, ánh sáng, tiếng ồn…).

+ Co thắt các cơ hầu họng làm cho bệnh nhân khó nuốt, co thắt thanh quản gây nghẹt thở, tím tái, ngừng thở.

– Rối loạn cơ năng:

+  Khó nuốt, khó nói, khó khạc, co cơ lồng ngực, cơ hô hấp, khó thở.

+  Đau bụng do co thắt, bí tiểu tiện, đại tiện.

– Toàn trạng:

+  Bệnh nhân luôn tỉnh, sốt 390C – 400C.

+  Mạch nhanh, vã mồ hôi, tăng tiết đờm dãi do rối loạn thần kinh thực vật.

Chăm sóc bệnh nhân uốn ván như thế nào là chuẩn nhất?

Bên cạnh việc điều trị thì chăm sóc bệnh nhân uốn ván cũng rất quan trọng. Đây cũng là cách đơn giản để phòng ngừa bệnh chuyên khoa này.  

  • Đảm bảo thông khí, theo dõi tuần hoàn:

– Bệnh nhân mắc bệnh uốn ván nằm đầu nghiêng một bên.

– Hút đờm dãi khi tăng tiết. Trường hợp đờm đặc cần nhỏ vài giọt NaCl 0,9% cho đờm loãng ra trước khi hút.

– Thực hiện y lệnh hô hấp hỗ trợ: thở oxy, thở máy, phụ giúp bác sĩ mở khí quản.

– Theo dõi:

+ Mạch, huyết áp 3h/lần, 1h/lần, 30phút/lần tuỳ tình trạng bệnh nhân.

+ Theo dõi phát hiện co thắt cơ lồng ngực, khó thở thanh quản, tần số thở, kiểu thở…

  • Giảm co cứng cơ và phòng cơn co giật cứng:

– Để bệnh nhân bị uốn ván nằm ở phòng yên tĩnh tuyệt đối, ánh sáng dịu, tránh các kích thích bệnh nhân.

– Hạn chế thăm khám không cần thiết. Nhẹ nhàng khi làm thủ thuật trên bệnh nhân, trước khi hút đờm dãi phải tiêm thuốc an thần.

– Thực hiện y lệnh: Cho uống thuốc qua sonde, tiêm thuốc an thần Seduxen.

– Theo dõi: Co cứng cơ, độ khít hàm, dấu hiệu chẹn ngực, cơn co giật cứng….

  • Chống nhiễm khuẩn và độc tố, phòng chống bội nhiễm

– Vệ sinh thân thể hàng ngày, lau miệng bằng tăm bông với dung dịch kiềm hoặc nước muối sinh lý, nhỏ mắt hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

– Chăm sóc vết mở khí quản: Thay băng hàng ngày, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý qua Canuyn để làm ẩm phế quản, hút đờm dãi qua Canuyn.

– Xử lý vết thương: Mở rộng vết thương, cắt lọc, lấy dị vật, rửa vết thương bằng dung dịch Oxy già, không băng kín vết thương.

– Thực hiện y lệnh thuốc:

+ Kháng sinh diệt trực khuẩn uốn ván: Penicilin, Metronidazol, trung hoà độc tố bằng SAT (Tiêm xung quanh vết thương và tiêm bắp).

+ Kháng sinh phòng, chống bội nhiễm: Cephalosporin.

  • Theo dõi và đề phòng biến chứng.

– Đảm bảo vệ sinh tránh bội nhiễm. Giai đoạn hồi phục vỗ rung phổi cho bệnh nhân.

– Theo dõi sát về hô hấp, tuần hoàn tránh biến chứng ngừng tim, ngừng tuần hoàn.

– Phòng mất nước và điện giải: TH y lệnh truyền dịch NaCl 0,9%, Ringerlactat, Glucose 5%…

– Các y lệnh khác: Sorbitol để chống táo bón.

  • Dinh dưỡng cho người bị bệnh uốn ván:

– Đặt sonde dạ dày để cho ăn đảm bảo tối thiểu 3000 – 4000 calo/24 giờ, cho bệnh nhân ăn dưới dạng súp loãng gồm gạo, thịt, trứng, quả, củ, sữa, trái cây…

– Ăn nhiều bữa trong ngày 3 giờ/lần với lượng nhỏ tránh kích thích dạ dày gây co giật.

– Thực hiện y lệnh: truyền đạm, Albumin, Glucose 10% để cung cấp năng lượng…

  • Nâng cao kiến thức về bệnh cho gia đình:

– Giải thích cho người nhà hiểu về bệnh để phối hợp chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.

– Hướng dẫn chế biến thức ăn cho người bệnh, hướng dẫn vệ sinh, nội qui khoa phòng…

Tư vấn cách phòng bệnh uốn ván

+ Tiêm vacxin chủ động cho trẻ em và phụ nữ có thai…

+ Quản lý thai nghén, đỡ đẻ vô khuẩn, rốn trẻ em sát khuẩn tránh uốn ván sơ sinh.

– Hướng dẫn  xử lý vết thương có nguy cơ uốn ván.

Nguồn ytevietnam.edu.vn