-
Được đăng: 03 Tháng 1 2019
-
Lượt xem: 1314
Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp trên cả nam và nữ và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Nếu được phát hiện sớm thì giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Ung thư phổi là loại bệnh ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Hiện nay, bệnh ung thư phổi thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi, chiếm khoảng 12% tổng số ung thư tính chung trên toàn thế giới.
Ung thư phổi thời kì đầu thường biểu hiện với các triệu chứng như thế nào?
Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Mắc bệnh ung thư phổi khi không được điều trị kịp thời thì sự tăng trưởng tế bào này quá nhanh có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di căn. Khi ung thư phổi đã chuyển sang gai đoạn di căn, việc chữa trị rất khó có kết quả tốt. Hầu hết các loại ung thư khởi nguồn từ trong phổi (ung thư phổi nguyên phát) là ung thư biểu mô.
Ung thư phổi bao gồm hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC). Việc xác định bệnh nhân mắc loại nào được chẩn đoán dựa trên việc quan sát tế bào dưới kính hiển vi. Hơn 80% ung thư phổi thuộc loại ung thư không phải tế bào nhỏ. Trong đó được chia thành ba loại nhỏ, bao gồm ung thư biểu mô tế bào vẩy, ung thư biểu mô tuyến và ung thư mô tế bào lớn. Những triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này là ho (bao gồm cả ho ra máu), sụt cân, khó thở, và đau ngực.
Từ 35 tuổi trở lên, ho lâu dài, đặc biệt là ho từng trận không dứt, trng thời gian ngắn không tìm ra được nguyên nhân. Sau khi bị cảm mạo hay viêm khí quản, chữa mãi mà không hết chứng ho và triệu chứng càng lúc càng trầm trọng. Đờm có dính máu trở đi trở lại mãi, lồng ngực thỉnh thoảng đau nhức dữ dội nhưng không có chỗ cố định.
Theo chuyên mục thầy thuốc tư vấn cho biết: Từng bị bệnh lao phổi hoặc viêm khí quản mãn tính, nhưng cơn ho có tính cách quy luật thình lình thay đổi. Hoặc thời điểm trước không có hiện tượng phát rét hay phát sốt, đột nhiên hơi thở trở nên ngắn, tức ngực, lồng ngực chứa nước. Các bệnh viêm phổi không trị dứt hẳn, triệu chứng trở đi trở lại hoặc càng lúc càng nặng.
Đau thấp khớp mà không rõ nguyên nhân, cơ bắp đau nhức dữ dội không dứt, da thịt bị tê, đau tuy có phát sốt nhưng triệu chứng toàn than không rõ. Người trải qua thời gian hút thuốc lâu dài, trong gia tộc có người bị bệnh ung thư. Trong công tác hàng ngày thường xuyên tiếp xúc với chất gây ung thư, như thách mien, lịch thanh, thanh tín, cro-mi, than đá, dầu cháy khét, hoặc đã từng những bệnh đường hô hấp.
Ung thư phổi thời kì cuối có các biểu hiện:
– Ho dữ dội
– Đờm có máu hoặc ho ra máu tươi
– Ngực đau nhói
– Phát sốt
– Thở khó
– Các khớp xương, cơ bắp thịt, thần kinh đau nhức
– Bệnh ác tính.
Các biện pháp phòng ngừa ung thư phổi
– Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong các nguyên nhân chính nguyên dẫn đến ung thư, bỏ thuốc lá sẽ giảm rõ rệt tỷ lệ mắc ung thư phổi đối với người trưởng thành.
– Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên với các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
– Thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả
Phòng tránh ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi.Chế độ ăn hàng ngày nên đưa các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam…
– Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng, vùng không khí bụi
Ở môi trường bụi bặm hay có nhiều phóng xạ áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.
Nguồn ytevietnam.edu.vn