• SLOGAN
  • Image 1
  • Image 2

hotline-bvtanchau

Giờ Khám Bệnh

- SÁNG:    7h00 - 11h00
- CHIỀU: 13h00 - 17h00


Khám bệnh từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết)

Đăng Ký

KHÁM CHỮA BỆNH

TRỰC TUYẾN

 

Vui lòng đăng ký trước khi khám ít nhất 1 ngày để được phục vụ tốt nhất

(Quét mã QR)

android - bvtc

(Thiết bị Android)

 

ios - bvtanchau

(Thiết bị iOS)

 

Lượt Truy cập

1666428
Hôm nay
Tất cả
933
1666428

IP: 3.145.180.16
2024-12-18 22:57

SKĐS - Bệnh do nấm Candida hay xuất hiện khi người bệnh có tình trạng suy giảm miễn dịch, ở những người này, bệnh thường tái diễn dai dẳng, hay tái phát, gây khó chịu và ảnh hường lớn đến sức khỏe.

 

Nấm Candida gây bệnh ở người chủ yếu là Candida Albicans, loại nấm cộng sinh. Nấm Candida thường gây bệnh ở da và niêm mạc, dưới dạng nấm miệng, viêm âm hộ, âm đạo, viêm quanh móng... Bệnh có thể lan tỏa qua đường máu, gây tổn thương ở các cơ quan khác như thận, lách, phổi, gan, mắt, màng não, não hoặc xung quanh van tim nhân tạo. Sử dụng ma túy đường tĩnh mạch, đặt Catheter mạch máu và nuôi dưỡng đường tĩnh mạch là những yếu tố liên quan đến sự xâm nhập của Candida vào máu và gây nhiễm nấm huyết.

1. Một số bệnh do nấm Candida và cách nhận biết

- Nấm Candida miệng

Nấm miệng và nhiễm trùng Candida có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch yếu đi vì bị bệnh, sử dụng các loại thuốc như Prednisone, kháng sinh sẽ làm nhiễu loạn sự cân bằng tự nhiên của các vi sinh vật trong cơ thể. Hoặc do nhiễm các bệnh: HIV/AIDS, ung thư, đái tháo đường, nhiễm trùng nấm men âm đạo…

Tưa miệng rải rác hoặc liên kết lại với nhau thành từng mảng trắng ở niêm mạc miệng và họng, thường không đau. Các tổn thương có thể bị đau và chảy máu một chút khi cạo ra. Đôi khi nấm có thể lây lan sang vòm miệng, nướu răng, amidan hoặc cổ họng. Nấm miệng là một vấn đề nhỏ nếu đang khỏe mạnh, nhưng nếu có một hệ thống miễn dịch suy yếu, các triệu chứng của bệnh nấm miệng có thể nặng hơn và khó kiểm soát. Khám họng thấy nhiều đốm hoặc đám giả mạc màu trắng, xốp, mủn, dễ bong ở lưỡi, lợi, mặt trong má, vòm họng, mặt trước amidan, thành sau họng. Chẩn đoán chủ yếu dựa trên lâm sàng. Chỉ soi cấy nấm khi lâm sàng không điển hình hoặc điều trị không kết quả.

 Nấm Candida thực quản

Bệnh nấm thực quản là tình trạng thực quản bị nhiễm nấm và gây ra những tổn thương cho vùng thực quản. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp ở những người có thể trạng yếu và sức đề kháng kém như người già, trẻ em, phụ nữ có thai… Do suy giảm hệ miễn dịch, bệnh nhân mắc bệnh như tiểu đường, suy dinh dưỡng, người nhiễm HIV/AIDS… hoặc những người lạm dụng thuốc, chế độ ăn uống không khoa học, ăn cay, nóng, sử dụng chất kích thích… cũng dễ mắc căn bệnh này. Khi thực quản nhiễm nấm thường không có biểu hiện trên lâm sàng, ít khi có biểu hiện như: Nuốt khó, nuốt đau. Biểu hiện trên nội soi là những chấm trắng kích thước < 2 mm, không đều hoặc tạo thành mảng lớn, rửa không sạch, nếu lấy những mảng trắng này thường thấy tổn thương xung huyết trên bề mặt thực quản. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Nội soi thực quản có thể thấy hình ảnh điển hình là các mảng trắng bám dọc và xung quanh thực quản.

- Nấm Candida âm đạo

Thường gặp ở nữ giới, theo nghiên cứu hơn 90% phụ nữ bị nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời và khoảng 50% trong số đó bị tái phát hoặc dai dẳng, kéo dài. Nấm Candida Albicans vốn tồn tại sẵn trong môi trường âm đạo ẩm ướt nhưng không gây bệnh như các loại vi khuẩn khác. Tuy nhiên, môi trường âm đạo bị mất cân bằng do những nguyên nhân phổ biến như: Vệ sinh vùng kín không thường xuyên, không đúng cách hoặc mặc đồ gây bí khiến âm đạo dễ bị ẩm ướt, không khô thoáng. Khi nhiễm nấm Candida người bệnh có biểu hiện ngứa, rát ở cơ quan sinh dục ngoài; khí hư đóng thành mảng trắng như váng sữa. Âm hộ - âm đạo đỏ, phù nề và tiểu tiện đau buốt.

- Nấm Candida ở da và các cơ quan lân cận

Viêm da: Gặp ở những người béo phì, ra nhiều mồ hôi, người tay chân phải nhúng nước thường xuyên hoặc ở trẻ em suy dinh dưỡng. Viêm da quanh mông và sinh dục ở trẻ em thường xuyên dùng bỉm. Tổn thương hay gặp ở vùng kẽ (cổ, chân, tay, kẽ mông, bẹn, nếp dưới vú...) thành đám đỏ, trợt, láng bóng, ranh giới rõ kèm tổn thương vệ tinh. Ngứa nhiều, rát bỏng. 

Viêm móng và quanh móng: Bệnh có liên quan tới nghề nghiệp như nhân viên phục vụ ăn uống, người bán cá, rau… do thường xuyên tiếp xúc với nước. Triệu chứng khi mắc bệnh thường thấy vùng da quanh móng viêm đỏ, da vùng chân móng tách khỏi bản móng, có thể nặn ra mủ, móng bắt đầu tổn thương từ chân móng lan dần ra. Móng dần trở nên đục, xù xì, biến màu. Bệnh nhân có thể bị một hoặc vài móng, hiếm khi bị tất cả các móng.

+ Bệnh nội tạng: Chỉ gặp ở những bệnh nhân suy kiệt, có bệnh mãn tính nặng, ung thư, dùng kháng sinh hoặc thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, nhất là giai đoạn cuối của bệnh. Biểu hiện viêm màng trong tim, viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột, gan lách, nhiễm nấm máu…dẫn đến tử vong.

2. Chẩn đoán và điều trị các bệnh do nấm Candida

- Chẩn đoán bệnh do nấm Candida ở da và niêm mạc (nấm họng, nấm thực quản, nấm âm đạo) chủ yếu dựa trên lâm sàng; chỉ soi và cấy nấm khi bệnh nhân không tiến triển tốt hơn sau khi điều trị thuốc chống nấm 5 - 7 ngày, nghi nấm Candida kháng thuốc, hoặc bệnh do các căn nguyên khác. Cấy máu phân lập nấm gây bệnh khi nghi nhiễm nấm huyết. Tuỳ từng bệnh mà bệnh phẩm là dịch đờm, dịch âm đạo, vẩy da, chất ngoáy họng… Bệnh phẩm được soi tươi và nhuộm gram, eosin, hematoxylin thấy nhiều tế bào men hình bầu dục, có chồi, có thể có sợi nấm giả...

- Về điều trị, tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân, loại bệnh mà các bác sĩ chỉ định phù hợp. Đối với bệnh lý nhiễm nấm tại chỗ như nấm miệng, nấm âm đạo, nấm móng, thuốc kháng nấm thoa, đặt hoặc uống sẽ được cân nhắc. Phác đồ điều trị thường là dùng thuốc diệt nấm (có thể là thuốc đặt, thuốc uống, thuốc bôi) kết hợp sản phẩm vệ sinh phù hợp. Sử dụng loại gì và đường nào sẽ phụ thuộc vào mức độ và nguy cơ của bệnh nhân. Trong trường hợp nhiễm nấm Candida xâm lấn, kháng nấm cường độ mạnh, phối hợp với liệu pháp chống sốc và hồi sức là cách điều trị duy nhất cho bệnh nhân. Công việc này sẽ được đảm nhiệm bởi bác sĩ cấp cứu hoặc hồi sức tích cực.

Tóm lại: Nhiễm nấm Candida là một vấn đề tương đối phổ biến trong dân số. Bệnh có thể được khống chế tích cực bằng các liệu pháp kháng nấm. Tuy nhiên, nhiễm nấm xâm lấn là một vấn đề khác, cần được cấp cứu tối khẩn. Dự phòng nhiễm nấm luôn mang nhiều lợi ích hơn điều trị, đôi khi đến từ thao tác rất đơn giản như rửa tay. Không nên tự ý sử dụng kháng sinh trong bất kỳ trường hợp nào. Mọi chỉ định cần có ý kiến của bác sĩ. Điều này giúp giảm nhiều nguy cơ khác chứ không chỉ nhiễm nấm. 

Tránh lạm dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm kéo dài. Giữ gìn vệ sinh răng miệng. Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng cần lưu ý vấn đề vệ sinh xung quanh. Lưu ý rửa tay thường xuyên trong quá trình chăm sóc bệnh. 

BS Trần Lan Anh