• SLOGAN
  • Image 1
  • Image 2

hotline-bvtanchau

Giờ Khám Bệnh

- SÁNG:    7h00 - 11h00
- CHIỀU: 13h00 - 17h00


Khám bệnh từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết)

Đăng Ký

KHÁM CHỮA BỆNH

TRỰC TUYẾN

 

Vui lòng đăng ký trước khi khám ít nhất 1 ngày để được phục vụ tốt nhất

(Quét mã QR)

android - bvtc

(Thiết bị Android)

 

ios - bvtanchau

(Thiết bị iOS)

 

Lượt Truy cập

1667250
Hôm nay
Tất cả
679
1667250

IP: 13.58.219.86
2024-12-19 07:07

Bệnh quai bị là bệnh trẻ rất hay mắc phải gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của bé. Việc chăm sóc trẻ đúng cách cũng giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và hạn chế biến chứng.

Dịch tễ bệnh quai bị ở trẻ nhỏ

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bệnh quai bị là bệnh nhiễm trùng tuyến nước bọt – tuyến sản xuất ra nước miếng giúp tiêu hóa thức ăn. Bệnh quai bị do  siêu vi trùng paramyxovirus gây ra, quai bị tuy là bệnh lành tính nhưng khả năng lây lan của bệnh tương đối cao và trẻ nếu không được chăm sóc tốt cũng rất dễ gây biến chứng.

Bệnh quai bị thường xảy ra vào lúc chuyển giao mùa, đặc biệt vào mùa đông xuân ( đối với khu vực miền Bắc), còn khu vực miền Nam bệnh thường xuất hiện từ tháng 10 kéo dài đến tháng 6 năm sau và cao điểm từ tháng 12 đến tháng 3-4. Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị nhưng ít gặp ở trẻ 1 tuổi 2 tuổi bị quai bị, sau 2 tuổi tần suất mắc bệnh tăng dần và lứa tuổi mắc bệnh cao nhất là từ 10-19 tuổi.

Dấu hiệu trẻ bị quai bị

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, trẻ mắc bệnh quai bị thường rất dễ nhận biết, trẻ thường có biểu hiện khó chịu, kém ăn, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc. Tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.

Trẻ có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở, phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày. Bên cạnh đó, trẻ bị quai bị còn có biểu hiện vùng tuyến bị sưng và đau nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn.

Chăm sóc trẻ bị quai bị như thế nào cho hiệu quả?

  • Chế độ dinh dưỡng

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên cho trẻ mắc bệnh quai bị ăn những thức ăn lỏng giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá như: Bột ngó sen, cháo gạo tẻ, canh trứng… để giúp cơ thể có dễ hấp thu dinh dưỡng. Bệnh quai bị thường khiến cơ thể trẻ bị sốt và mất nước, vì thế trẻ bị quai bị cần được bổ sung nước thường xuyên, trẻ cũng cần thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng để giúp diệt khuẩn, tránh khô miệng.

  • Trẻ bị quai bị kiêng ăn gì?

Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ các mẹ cần lưu ý, không cho trẻ ăn đồ chua như các loại me, sấu, cóc chua, cay hoặc thực phẩm có chất kích thích Các loại thực phẩm này khiến tuyến nước bọt phân tiết làm bị quai bị ở trẻ em sưng to khiến trẻ gặp biến chứng khó lường.

  • Trẻ em bị quai bị kiêng gì?

Không nên tự ý dùng thuốc bôi, thuốc đắp, thuốc uống khi chưa có sự chỉ dẫn của Bác sĩ, Dược sĩ Đại học.

Tránh bụi bẩn, không khí lạnh để không bị bội nhiễm vi khuẩn.

Tránh vận động mạnh.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn