• SLOGAN
  • Image 1
  • Image 2

hotline-bvtanchau

Giờ Khám Bệnh

- SÁNG:    7h00 - 11h00
- CHIỀU: 13h00 - 17h00


Khám bệnh từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết)

Đăng Ký

KHÁM CHỮA BỆNH

TRỰC TUYẾN

 

Vui lòng đăng ký trước khi khám ít nhất 1 ngày để được phục vụ tốt nhất

(Quét mã QR)

android - bvtc

(Thiết bị Android)

 

ios - bvtanchau

(Thiết bị iOS)

 

Lượt Truy cập

1671486
Hôm nay
Tất cả
1131
1671486

IP: 18.188.181.149
2024-12-22 14:05

Không chỉ có thể diễn ra trong quá trình mắc COVID-19, đông máu còn có thể xuất hiện sau khi người bệnh khỏi COVID-19. Đông máu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, thậm chí đe dọa tính mạng người...

1. Nghiên cứu chỉ rõ nguy cơ tiềm ẩn đông máu hậu COVID-19

Coronavirus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 không chỉ tác động đến phổi mà hàng loạt cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Một trong số đó là nguy cơ đông máu (hay cục máu đông) kéo dài sau khi khỏi bệnh.

Theo Zing, từ đầu năm 2020, Resia Pretorius (Trưởng bộ môn, giáo sư nghiên cứu về khoa học sinh lý, Đại học Stellenbosch, Nam Phi) và các nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng COVID-19 cấp tính không chỉ đơn thuần là một bệnh về đường hô hấp, mà nó còn thực sự ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống mạch máu (lưu thông máu) và khả năng đông máu.

Nguyên nhân bệnh nhân hậu COVID-19 gặp phải di chứng hình thành cục máu đông được xác định là do phản ứng miễn dịch kéo dài trong mạch máu sau khi hồi phục COVID-19. Phát hiện này đã giúp giải thích lý do tại sao một số người từng mắc COVID-19 xuất hiện các triệu chứng tim mạch.

Khi tiến hành xét nghiệm máu của những người đã khỏi COVID-19 trong vòng một tháng, có một số lượng tế bào mạch máu bị tổn thương, được gọi là tế bào nội mô tuần hoàn, loại tế bào này lưu thông trong dòng máu nhiều gấp đôi người không mắc COVID-19. Nhiều tế bào mạch máu bị tổn thương này cũng được tìm thấy ở những bệnh nhân hậu COVID-19 mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường.

Ngoài các dấu hiệu tổn thương mạch máu, trong cơ thể những người đã khỏi COVID-19 còn có rất nhiều protein gây viêm, có tên gọi là cytokine (cytokine được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch). Các chuyên gia cũng tìm thấy số lượng tế bào miễn dịch (tế bào T – tiêu diệt virus) cao bất thường. Sự xuất hiện cytokin và tế bào T được giải thích là do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và chúng góp phần làm tổn thương mạch máu ở một số F0 khỏi COVID-19 bị tổn thương thành mạch máu sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Ngày 6/4, một nghiên cứu công bố trên tạp chí BMJ của nhóm chuyên gia Thụy Điển cho thấy, F0 khỏi COVID-19 có nguy cơ phát triển cục máu đông nghiêm trọng trong vòng 6 tháng, ngay cả với những trường hợp bệnh nhẹ.

F0 có nguy cơ thuyên tắc phổi do phát triển cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch trong phổi cao gấp 33 lần người không nhiễm coronavirus SARS-CoV-2; Nguy cơ phát triển huyết khối tĩnh mạch sâu - thường ở chân của F0 cũng tăng trong vòng 3 tháng sau khi bệnh, cao gấp 5 lần người bình thường.

F0 thể nặng, người có sức khỏe tiềm ẩn và nhóm nhiễm coronavirus SARS-CoV-2 ở giai đoạn đầu có nguy cơ đông máu và chảy máu cao nhất. Nghiên cứu cũng chỉ rõ, không chỉ người mắc triệu chứng COVID-19 nặng hoặc có các bệnh lý nền, mà cả người bệnh nhẹ không cần nhập viện cũng có nguy cơ thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn. Bên cạnh nguy cơ đông máu, nghiên cứu cũng cho thấy tình trạng xuất huyết sau hai tháng ở người mắc COVID-19.

2. Đông máu gây nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe?

Đông máu là một quá trình phức tạp, có ý nghĩa quan trọng trong việc cầm máu. Nếu quá trình đông máu gặp vấn đề sẽ tạo ra cục máu đông, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Đông máu là một cơ chế tự nhiên của cơ thể, trong một số trường hợp quá trình đông máu xảy ra là một điều cần thiết. Tuy nhiên, đôi khi cục đông máu xuất hiện một cách bất thường không đúng nơi, đúng lúc sẽ gây ra nguy hiểm, đặc biệt là xuất hiện ở tĩnh mạch sâu gần cơ.

Cục máu đông hình thành sâu trong cơ thể, còn được gọi là huyết khối sẽ tạo ra những rào cản trên đường huyết mạch lưu thông, gây ra hiện tượng tắc nghẽn hệ tuần hoàn. Nếu tình trạng này xảy ra, về lâu dài người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, mệt mỏi.

Đặc biệt nguy hiểm hơn, huyết khối này rời khỏi vị trí ban đầu di chuyển đến phổi sẽ gây ra tắc nghẽn phổi, ngăn chặn phổi cung cấp khí oxy để nuôi cơ thể và quá trình bơm máu nuôi phổi. Tình trạng này khiến toàn bộ hoạt động sống của cơ thể bị ảnh hưởng, thậm chí rơi vào tình trạng nguy cấp nếu không được điều trị kịp thời.

3. Các triệu chứng bị đông máu

Sưng một bên chi. Đau tay, chân. Vệt đỏ xuất hiện trên da. Đau ngực. Khó thở, tim đập nhanh. Ho không rõ nguyên nhân. Đau đầu dữ dội.

4. Đông máu để lại di chứng gì?

Di chứng đông máu không thường gặp song rất nguy hiểm cho người bệnh. Máu đông có thể xuất hiện ở bất cứ mạch máu nào trong cơ thể, gây tắc mạch. Ví dụ như: mạch máu não bị tắc gây đột quỵ; tắc mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim, suy tim, đột tử; tắc động mạch phổi cấp có thể gây suy hô hấp cấp hoặc tử vong; tắc động mạch thận làm suy thận cấp; tắc động mạch chi dưới có thể gây hoại tử, phải cắt cụt chi gây tàn phế...

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Theo BS Bùi Long (Trưởng khoa Tim mạch can thiệp - Bệnh viện Hữu Nghị), tình trạng đông máu hậu COVID-19 thường gặp ở người cao tuổi, nhiễm coronavirus ở mức độ nặng, chưa tiêm vaccine, thừa cân béo phì và nhiều bệnh lý nền. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, đi khám nếu thấy có bất thường trong cơ thể ngay cả khi đã khỏi COVID-19. Đặc biệt, nhóm người cao tuổi, nhiều bệnh nền nên tự theo dõi sức khỏe tại nhà ít nhất ba tuần sau mắc COVID-19, nếu cơ thể biểu hiện bất thường nên đến cơ sở y tế để được thăm khám.

6. Phòng ngừa và cải thiện bệnh đông máu

Ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng thích hợp để cải thiện tình trạng bệnh:

Bổ sung các loại thực phẩm giúp cải thiện sự đông máu như các loại hạt đậu, cá, dầu oliu, các loại trái cây đặc biệt là lựu, kiwi... Hạn chế các loại thức ăn nhanh chứa các chất béo có hại. Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát giúp máu lưu thông. Vận động thường xuyên để khí huyết lưu thông. Hạn chế ngồi lâu một chỗ, nên dành thời gian để co duỗi các khớp. Khi ngủ có thể kê thêm gối để chân cao hơn tim 15cm rất tốt cho người bị bệnh đông máu. Không ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

L.Vũ