• SLOGAN
  • Image 1
  • Image 2

hotline-bvtanchau

Giờ Khám Bệnh

- SÁNG:    7h00 - 11h00
- CHIỀU: 13h00 - 17h00


Khám bệnh từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết)

Đăng Ký

KHÁM CHỮA BỆNH

TRỰC TUYẾN

 

Vui lòng đăng ký trước khi khám ít nhất 1 ngày để được phục vụ tốt nhất

(Quét mã QR)

android - bvtc

(Thiết bị Android)

 

ios - bvtanchau

(Thiết bị iOS)

 

Lượt Truy cập

1666463
Hôm nay
Tất cả
968
1666463

IP: 18.222.59.66
2024-12-18 23:08

Nghiên cứu mới đây cho thấy, tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19 giúp tăng kháng thể trong đường thở sau khi mắc COVID-19.

 

Tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19 rất quan trọng

Theo các chuyên gia, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cần tuân thủ tiêm đủ mũi theo khuyến cáo để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất. 

Tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19 giúp củng cố và gia tăng hiệu lực bảo vệ của vaccine hình thành sau mũi 1; đồng thời giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh mạnh hơn, kéo dài thời gian hơn.

Nếu không tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19, hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm sau một thời gian do nồng độ miễn dịch sẽ giảm và làm giảm khả năng chống lại bệnh. Do đó, cần phải tiêm đầy đủ các mũi vaccine phòng COVID-19 để giúp phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

Tăng kháng thể đường thở sau tiêm mũi 2

Theo một nghiên cứu mới đây từ Viện Karolinska (Thụy Điển), các kháng thể trong đường hô hấp sẽ nhanh chóng mất đi sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Nhưng việc tiêm vaccine sẽ làm tăng nồng độ kháng thể mạnh mẽ, đặc biệt là sau tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19.

Nghiên cứu trên 147 bệnh nhân từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2020 và theo dõi đến 8 tháng sau khi nhiễm bệnh. Các nhà khoa học cũng nghiên cứu mức độ kháng thể sau khi tiêm chủng (với vaccine AstraZenecaPfizer-BioNTech hoặc Moderna) và so sánh kết quả với nhóm đối chứng trước đó chưa có COVID-19. Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mức độ và độ bền của các kháng thể đối với SARS-CoV-2 khác nhau như thế nào giữa những người bị COVID-19 từ nhẹ đến nặng.

Kết quả cho thấy, những người đã mắc COVID-19 mức độ nghiêm trọng hơn có mức kháng thể khi hồi phục cao hơn so với những người mắc bệnh nhẹ. Các kháng thể trong máu duy trì ở mức có thể đo được trong ít nhất 8 tháng, trong khi các kháng thể trong đường thở (ví dụ: mũi) tồn tại trong thời gian ngắn và biến mất sau 3 tháng.

TS. Smed-Sorensen cho biết, các kháng thể nhanh chóng tăng trở lại sau khi tiêm chủng ở những người trước đó đã mắc COVID-19, không chỉ trong máu mà còn trong đường hô hấp. Với những người tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19, các kháng thể thậm chí còn cao hơn trong suốt quá trình mắc bệnh. Những người trước khi tiêm chưa mắc COVID-19 có mức độ kháng thể thấp hơn hoặc không thể phát hiện được.

Ở bệnh nhân COVID-19, tiêm mũi 2 vaccine không có tác động mạnh đến mức kháng thể trong máu, phù hợp với các nghiên cứu trước đây về phản ứng kháng thể trong máu, khi mà những người trước đó đã mắc COVID-19 cho thấy, lượng kháng thể tăng mạnh sau tiêm mũi vaccine đầu tiên, nhưng chỉ tăng một chút (nếu có) sau liều thứ hai.

Kết quả chứng minh rằng, chỉ nghiên cứu về máu không phản ánh mức độ kháng thể trong đường hô hấp. Trong khi đường hô hấp có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc vô hiệu hóa virus cục bộ. Do đó, hoàn thành tiêm phòng với mũi thứ hai để đạt được các phản ứng miễn dịch tối ưu và giảm sự lây truyền bệnh giữa các cá nhân.

Nghiên cứu cho thấy, việc tiêm mũi 2 vaccine sau khi khỏi bệnh COVID-19 có thể rất quan trọng để bảo vệ chống lại sự tái nhiễm và ngăn ngừa lây truyền. Điều này càng khẳng định, tiêm vaccine hiện là biện pháp hữu hiệu nhất trong phòng chống đại dịch COVID-19.

Hiện nay, mức độ kháng thể cần thiết để bảo vệ chống lại nhiễm trùng vẫn chưa được biết, cũng như liệu sự giảm nhanh chóng mức độ kháng thể trong đường thở có cho phép tái nhiễm trùng hay không. Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích các yếu tố liên quan để tìm ra câu trả lời này.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn