-
Được đăng: 25 Tháng 6 2021
-
Lượt xem: 643
Bộ Y tế mới đây đã ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19, trong đó có khuyến cáo các đối tượng cần thận trọng khi tiêm vắc xin này.
Theo tin tức y tế tổng hợp, trong hướng dẫn của Bộ Y tế phân chia các đối tượng tiêm chủng thành 4 nhóm, nhóm nên khuyến cáo tiêm chủng, nhóm thận trọng tiêm chủng và nhóm nên trì hoãn tiêm chủng, nhóm không được tiêm.
Đối tượng được khuyến cáo tiêm chủng
Nhóm đối tượng này là người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn cảm với các hoạt chất hoặc bất kỳ tác dụng nào liệt kê trong thành phần của vaccine.
Đối tượng cần thận trọng trong tiêm chủng
Nhóm đối tượng này bao gồm người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên, người có bệnh nền, bệnh mãn tính đã điều trị ổn định. Người mất tri giác mất năng lực hành vi. Người trên 65 tuổi. Người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu. Người có bệnh mãn tính có dấu hiệu bất thường.
Đối tượng phải trì hoãn tiêm chủng
Nhóm đối tượng này bao gồm những người đang mắc các bệnh cấp tính hoặc mãn tính đang tiến triển chưa được kiểm soát. Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù.
Những người mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng trở lại, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Ngoài ra những người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào, có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định tiêm.
Bộ Y tế cũng có hướng dẫn cụ thể trong việc khám sàng lọc trước khi tiêm, các bước khám và tư vấn.
Thông tin chi tiết sau đây:
Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng ngừa COVID-19
Trên đây là thông tin về các đối tượng cần thận trọng khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hiện nay dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Nguồn: Y tế Việt Nam tổng hợp.