• SLOGAN
  • Image 1
  • Image 2

hotline-bvtanchau

Giờ Khám Bệnh

- SÁNG:    7h00 - 11h00
- CHIỀU: 13h00 - 17h00


Khám bệnh từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết)

Đăng Ký

KHÁM CHỮA BỆNH

TRỰC TUYẾN

 

Vui lòng đăng ký trước khi khám ít nhất 1 ngày để được phục vụ tốt nhất

(Quét mã QR)

android - bvtc

(Thiết bị Android)

 

ios - bvtanchau

(Thiết bị iOS)

 

Lượt Truy cập

1667247
Hôm nay
Tất cả
676
1667247

IP: 3.146.178.250
2024-12-19 07:01

Bệnh tay-chân-miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh đúng cách để giảm tỷ lệ mắc bệnh.

 Nguyên nhân bệnh tay – chân – miệng

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, mới chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nay đã có hơn 100 bệnh nhi tay-chân-miệng điều trị tại khoa. Trung bình mỗi ngày đều có bệnh nhân nhập viện. Các chuyên gia tin tức Y học cảnh báo, bệnh tay – chân – miệng ở trẻ nhỏ có thể gây ra biếng chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, nguy hiểm nhất bệnh có thể dẫn tới tử vong nếu như không được phát hiện và xử trí kịp thời. Bố mẹ nên biết các nguyên nhân dẫn đến bệnh để có cách phòng tránh bệnh, cũng như cách chăm sóc cho bé, khám chữa kịp thời nếu trẻ chẳng may mắc phải bệnh lý này.

Bệnh tay-chân-miệng là bệnh nhiễm virut cấp tính, trong đó 2 virut gây bệnh chính là Coxsackievirut A16 và Enteroviruts 71. Các loại virus này có khả năng lây lan rất nhanh qua nhiều đường khác nhau như đường miệng hoặc các chất tiết từ mũi miệng hay phân của trẻ bệnh. Chủ yếu qua 3 con đường sau:

  • Thứ nhất, trẻ khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh; bị nhiễm virut bệnh do hít phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc trẻ bị ho hay hắt hơi.
  • Thứ hai, do trẻ khỏe mạnh cầm nắm chơi chung đồ chơi hay chạm vào sàn nhà, vật dụng có dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh.
  • Thứ ba, lây qua bàn tay của người chăm sóc trẻ.

Virus bệnh tay – chân – miệng xâm nhập vào cơ thể trẻ qua niêm mạc miệng hay ruột và đi vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó virut này phát triển rất nhanh gây ra các tổn thương da và niêm mạc, biểu hiện ra ngoài của bệnh như trẻ sốt, đau họng, biếng ăn, da có ban nhỏ sau biến thành các bọng nước sưng đỏ.

Bệnh lý học mang tên tay-chân-miệng có nguy cơ xảy ra quanh năm nhưng thường trội lên thành dịch mùa là từ khoảng tháng 3-5 và tháng 9-12. Bệnh cũng có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào nhưng thường ở trẻ dưới 10 tuổi là chủ yếu. Bệnh nếu không điều trị kịp thời để nặng có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy các bệnh phụ huynh cũng không thể chủ quan với bệnh được.

Các biện pháp phòng tránh bệnh tay-chân-miệng cho trẻ

Hiện nay chưa có vắc-xin để giúp phòng bệnh tay-chân-miệng. Vì vậy, cha mẹ cần phải chú ý hơn nữa đến các biện pháp phòng bệnh và chủ động áp dụng phòng bênh cho trẻ.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo mạnh mẽ người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng như sau:

Vệ sinh cá nhân: Người chăm sóc cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước sạch, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

Tránh tiếp xúc: Tránh đến những nơi chứa mầm bệnh, tránh cho trẻ gần gũi tiếp xúc với trẻ có biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng, đặc biệt cần tránh những vùng có nguy cơ phát triển thành dịch.

Làm sạch môi trường: Làm sạch bằng xà phòng, sát trùng lại đồ dùng, dụng cụ xung quanh như đồ chơi, nhà cửa vì đây là những nơi virut có thể ẩn náu và thâm nhập vào khi trẻ chơi đồ chơi, dùng dụng cụ trong nhà.

Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Trẻ đề kháng kém thường dễ lây bệnh hơn, vì vậy cần tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và miễn dịch cho trẻ, cần cho trẻ ăn chín uống sôi và bổ sung các chất cần thiết, cung cấp nước và chất khoáng cho trẻ.

Theo dõi phát hiện sớm: Để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

Khi phát hiện trẻ bị bệnh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các trường hợp biến chứng có thể xảy ra.

Trên đây là nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh tay chân miệng, mỗi bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ và thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho trẻ.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn