-
Được đăng: 01 Tháng 10 2018
-
Lượt xem: 1402
Hiện nay nhiều người mắc chứng đau nửa đầu nhưng lại rất chủ quan không điều trị gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và công việc.
Đau nửa đầu là một loại bệnh thần kinh hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng. Nó có thể là dấu hiệu tiềm ẩn cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm sống cổ, thoái hóa cột sống cổ, đau mỏi cổ gáy, trượt đốt sống,… Tuy bệnh thường lành tính, nhưng trong cơn đau, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu và gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
Đau nửa đầu là bệnh như thế nào?
Theo thầy Nguyễn Hữu Định giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết bệnh đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu vận mạch Migraine gây ra bởi sự co giãn bất thường mạch máu não ở những bệnh nhân bị rối loạn nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin. Serotonin bị phóng thích rồi phân hủy đột ngột khiến mạch máu não co giãn mạnh và gây đau dữ dội.
Cơn đau thường bắt đầu từ 1 bên đầu, cường độ đau từ trung bình đến dữ dội kéo dài từ vùng thái dương đến trước trán, có thể kèm theo buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng hoặc đau tăng lên khi vận động. Bệnh nhân bị đau đầu vận mạch có thể xuất hiện cảm giác giật nhói theo nhịp mạch đập (có người diễn tả như kim châm hay búa bổ từng phát)
Bệnh đau nửa đầu hay gặp ở nhóm đối tượng nào?
Các bác sĩ tư vấn cho biết nhóm đối tượng nhân viên văn phòng có tỷ lệ mắc đau nửa đầu khá phổ biến do họ có cường độ làm việc cao và chịu nhiều áp lực, stress, phải ngồi nhiều ít vận động thường xuyên mệt mỏi dẫn đến rối loạn chuyển hóa, nội tiết trong đó đau đầu vận mạch là bệnh lý khá phổ biến.
Ngoài ra việc thay đổi nội tiết (đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, mãn kinh và tiền mãn kinh), thay đổi thời tiết, yếu tố di truyền từ cha mẹ, dùng nhiều rượu bia và chất có cồn cũng là các yếu tố góp phần khởi phát chứng bệnh đau nửa đầu.
Điều trị và phòng ngừa đau đầu vận mạch như thế nào?
Theo bác sỹ Trần Anh Tú giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết đau đầu vận mạch là chứng bệnh mạn tính, điều quan trọng nhất là phải xác định căn nguyên chính gây ra bệnh là gì và sử dụng phương pháp trị liệu thích hợp. Có những bệnh nhân tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, giãn mạch. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự chữa bệnh tại nhà mà cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ sau khi thăm khám và đánh giá tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.
Một số lưu ý để giúp giảm thiểu triệu chứng và phòng bệnh tái phát như:
- Những người đang bị đau nửa đầu cần đặc biệt chú ý đến tinh thần, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh những căng thẳng quá mức, giảm tải áp lực công việc để tránh ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Nhằm giúp bệnh nhân cảm thấy đỡ đau đầu và dễ chịu hơn ta có thể sử dụng phương pháp massage, xoa bóp, bấm huyệt vùng đầu mặt cổ cho bệnh nhân.
- Áp dụng liệu pháp vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị đau đầu vận mạch rất hiệu quả và tránh được các tác dụng phụ khi phải sử dụng thuốc.
- Đi bộ, tập dưỡng sinh, bơi lội, đạp xe và các hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng sẽ giúp các bạn tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.
Nguyễn Thảo – Ytevietnam.edu.vn.