• SLOGAN
  • Image 1
  • Image 2

hotline-bvtanchau

Giờ Khám Bệnh

- SÁNG:    7h00 - 11h00
- CHIỀU: 13h00 - 17h00


Khám bệnh từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết)

Đăng Ký

KHÁM CHỮA BỆNH

TRỰC TUYẾN

 

Vui lòng đăng ký trước khi khám ít nhất 1 ngày để được phục vụ tốt nhất

(Quét mã QR)

android - bvtc

(Thiết bị Android)

 

ios - bvtanchau

(Thiết bị iOS)

 

Lượt Truy cập

1666957
Hôm nay
Tất cả
386
1666957

IP: 3.145.33.159
2024-12-19 02:14

Số lượng bệnh nhân mắc lao vú không phải là ít nhưng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì vẫn là điều không hề dễ dàng đối với các bệnh nhân mắc lao vú.

Theo những thông tin được đăng tải trên chuyên trang sống trẻ, mới đây nhất có một bệnh nhân nữ 23 tuổi được chuyển đến Bệnh viện (BV) Phổi T.Ư (Hà Nội) sau thời gian khá dài được kê đơn kháng sinh điều trị áp xe vú.

23 tuổi đã mắc bệnh lao vú

PGS-TS Bùi Xuân Phú, Phó giám đốc BV Phổi T.Ư, bệnh nhân sau khi sinh con đầu lòng khoảng hơn 2 năm, trên bầu vú xuất hiện một khối sưng tấy kèm sốt. Sau các đợt điều trị kháng sinh, khối áp xe không khỏi mà vẫn tiến triển thêm, gây rò và chảy dịch. Sau khi được làm các Xét nghiệm, các Bác sĩ xác định bệnh nhân mắc bệnh lao vú.

Bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ thuốc chống lao chuyên dụng, ngay sau tháng đầu tiên được điều trị, tình trạng bệnh đã được cải thiện rõ rệt, tổn thương vú được kiểm soát, vết rò tại vùng tổn thương bầu vú đã khô se, không còn chảy dịch. Sau khi hoàn thành 8 tháng điều trị bệnh nhân sẽ khỏi bệnh.

Sự thiếu hiểu biết khiến bệnh lao vú trở nặng

 Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, nói đến bệnh lao, cộng đồng thường biết đến bệnh phổ biến nhất là lao phổi và một số thể khác như lao cột sống. Nhưng đối với cơ thể người, chỉ trừ máu và tóc là không mắc lao, còn các bộ phận, cơ quan khác đều có nguy cơ mắc bệnh lao như: lao tiêu hóa, lao tai, lao cột sống, lao sinh dục… nên không thể loại trừ lao vú, tuy tỷ lệ mắc căn bệnh chuyên khoa này sẽ ít hơn.

 Theo những thông tin được đăng tải trên trang tin tức y học, Bệnh nhân mắc bệnh lao phổi là dễ nhận biết nhất, bệnh nhân có thể xuất hiện một số biểu hiện như: sốt, ho, sụt cân… Còn với lao vú, các dấu hiệu ban đầu thường khiến bác sĩ khi khám nghĩ đến tình trạng áp xe do nhiễm khuẩn thường gặp, ít bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn lao khi có biểu hiện sớm ban đầu. Bản thân bệnh nhân càng không nhận biết được, thường đi khám đa khoa hoặc sản phụ khoa.

 Điều dưỡng viên Pasteur hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân lao vú

 Các chị em nên nghĩ ngay đến lao vú khi xuất hiện một số biểu hiện cơ bản sau: vết thương không do chấn thương, khối áp xe không khỏi, thậm chí vẫn tiến triển gây rò, chảy dịch mặc dù đã được điều trị kháng sinh, kèm theo đó bệnh nhân có sốt về chiều. Dược sĩ Đặng Nam Anh hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội cho biết, kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn đối với những loại vi khuẩn thông thường còn đối với vi khuẩn lao thì hầu như không có tác dụng. Sau một tháng đầu điều trị, vết tổn thương đã có thể khô vết rò. Để điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần tuân thủ đầy đủ việc dùng thuốc, tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

 Theo Điều dưỡng viên Ngô Phương Lâm hiện đang công tác tại Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của các Bác sĩ chuyên khoa. Để phòng căn bệnh này, bệnh nhân cần chú trọng chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi, lối sống lành mạnh, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể; giữ bầu ngực, mặc áo ngực thoáng, hợp vệ sinh.

 Nên lưu ý đảm bảo môi trường sống trong lành, thông thoáng vì môi trường ẩm thấp, thiếu ánh sáng tự nhiên là cơ hội cho vi khuẩn lao phát triển lây lan. Tiêm chủng lao (đã được chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia triển khai tiêm cho trẻ sau sinh) cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

 

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn